Phân hữu cơ là loại phân giúp cải tạo đất trồng, tăng độ phì nhiêu cho đất, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển. Ngày nay, rất nhiều người đã sử dụng thùng ủ phân để tự tạo phân hữu cơ cho cây trồng. Vậy thùng ủ phân hữu cơ là gì? Cách tự làm thùng ủ phân hữu cơ tại nhà như thế nào? Cùng RIK tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết dưới đây.
Thùng ủ phân hữu cơ là gì?
Thùng ủ phân là một dụng cụ bắt buộc phải có trong quá trình ủ phân hữu cơ. Thông thường, thùng ủ phân thường được sản xuất từ chất liệu nhựa HDPE nên có độ bền khá tốt. Song song đó còn có khả năng chịu được nhiệt độ cao và chống lại những ảnh hưởng từ môi trường.
Vì được kết cấu từ những hạt nhựa nguyên sinh nên thùng ủ phân luôn an toàn cho người sử dụng và vô cùng thân thiện với môi trường. Thông thường phần thân của thùng ủ sẽ được khoan các lỗ tròn nằm cách nhau khoảng từ 10 đến 15cm. Bên dưới của thùng gần mép đáy sẽ được thiết kế phần cửa vuông khoảng 20 – 30 cm để dễ dàng lấy phân thành phẩm. Với kết cấu thùng ủ đơn giản như vậy. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tự làm thùng ủ phân hữu cơ ngay tại nhà.
Cách tự làm phân hữu cơ từ thùng ủ phân
Sử dụng rác thải thực vật, rác thải nhà bếp,.. làm nguyên vật liệu để ủ phân hữu cơ, đây được xem là giải pháp hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí đồng thời giảm lượng rác thải tại nguồn. Do đó rất nhiều hộ gia đình đã chọn phương pháp tự ủ phân hữu cơ tại nhà. Cách thức thực hiện như sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Thực hiện tốt công tác chuẩn bị sẽ giúp bạn đảm bảo được 50% thành công. Và để thực hiện tốt quá trình ủ phân hữu cơ, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như sau:
- Thùng nhựa ủ rác thải hữu cơ
- Bao tay
- Que trộn
- Kéo để cắt rác thải
- Dụng cụ làm vườn
- Bên cạnh đó, để quá trình ủ phân diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, bạn nên chuẩn bị các nguyên liệu chế phẩm vi sinh, rác thải hữu cơ, đất, mùn cưa,…
Bước 2: Thực hiện ủ phân ban đầu
Ở bước này, đầu tiên bạn rải đất hoặc mùn cưa ở lớp đáy dưới cùng khoảng 5 – 10 cm. Tiếp theo, dùng kéo để cắt nhỏ rác thải và trộn với chế phẩm vi sinh theo tỉ lệ 10 gram chế phẩm vi sinh/5kg rác hữu cơ.
Sau đó, dùng tay bóp để tiến hành kiểm tra độ ẩm của hỗn hợp vừa được trộn. Một hỗn hợp đạt chuẩn sẽ hơi ẩm, dính chặt và không có tình trạng nước rỉ ra. Tiếp đến bạn cho hỗn hợp này vào thùng ủ phân đã được chuẩn bị trước đó.
Tiếp đó bạn thêm một lớp mùn cưa hoặc đất lên trên cùng để tránh mùi hôi và hạn chế tình trạng bị ruồi nhặng bu vào khi rác thải trong mẻ ủ đang bị phân hủy.
Đều đặn 3 – 5 ngày/1 lần, tiến hành đảo trộn và kiểm tra nhiệt độ của rác ở trong thùng ủ. Nhiệt độ chuẩn của rác trong thùng sẽ ở trong mức 50 – 60 độ C.
Bước 3: Thêm rác thải
Nếu trong quá trình ủ, phát sinh thêm rác thải, bạn có thể đổ trực tiếp vào mẻ đã ủ trước đó. Tuy nhiên, khi thêm phần rác thải mới, bạn phải tiến hành bổ sung thêm các chế phẩm vi sinh, dưỡng chất trộn đều và rải đất hoặc mùn cưa ở lớp trên cùng tương tự như bước 2. Ngoài ra, bạn phải lưu ý rằng không được đổ quá đầy thùng mà nên để lại một khoảng trống khoảng 5 – 7 cm để có sự đối lưu không khí trong thùng, giúp quá trình ủ rác đạt hiệu quả cao hơn.
Bước 4: Lấy thành phẩm
Sau khoảng 30 – 40 ngày ủ phân hữu cơ, bạn có thể dễ dàng thu được thành phẩm. Lớp phân dưới cùng được ủ trước nên sau 30 ngày sẽ phân huỷ trước, chúng ta có thể lấy ra thông qua cửa bên dưới thùng ủ. Trong quá trình ủ có thể phát sinh nước rỉ rác, nguồn nước này rất tốt nên có thể tận dụng để tưới cây hoặc đổ ngược vào thùng nếu hỗn hợp trong thùng thiếu độ ẩm.
Cách tự làm thùng ủ phân hữu cơ tại nhà
Để có thể tiết kiệm chi phí và thực hiện ủ phân hữu cơ tại nhà, bạn có thể hoàn toàn tự làm thùng ủ phân rất đơn giản nếu thực hiện đầy đủ theo các bước dưới đây.
Lựa chọn thùng ủ
Bạn có thể chọn mua hoặc tự thiết kế thùng nhựa có nắp đậy kín để làm thùng ủ phân. Ngoài ra, những thùng nhựa đặc hoặc thùng phuy nhựa đã qua sử dụng để có thể tận dụng làm thùng ủ được.
Lưu ý: Thùng cần phải có nắp đậy để đảm bảo độ ẩm cho đất và ngăn chặn ruồi nhặng bay vào.
Tạo lỗ xung quanh thùng ủ
Dùng khoan hoặc những vật nhọn để đục 8 – 10 lỗ nhỏ xung quanh thùng để không khí trong thùng ủ được lưu thông. Đồng thời hãy khoét thêm 2 ô vuông ở 2 bên thân gần đáy thùng và cố định chắc chắn bằng khóa để lấy phân thành phẩm.
Tạo lớp lót nền
Sử dụng lá khô hoặc mùn cưa, giấy báo vụn và đổ khoảng ⅛ đến ¼ thùng để tạo lớp lót nền. Sau đó, rải thêm khoảng 5 – 10cm một lớp đất lên trên.
Cho mảnh vụn thức ăn vào trong
Tiếp theo, hãy bỏ tất cả các loại thức ăn thừa hay vỏ rau củ quả đã cắt nhỏ,…mà bạn muốn ủ vào thùng. Tuy nhiên, chỉ nên ủ các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật vì những thứ như xương, thịt, cá.. có thể sẽ phát sinh ra vi khuẩn có hại và gây mùi cho mẻ ủ.
Sau đó, dùng xẻng hoặc que khuấy để trộn đều, hãy đảm bảo trên bề mặt được phủ một lớp đất hoặc mùn cưa lên các mảnh vụn thức ăn. Cuối cùng, xịt một ít nước lên trên sao cho đủ ẩm mà không được để quá ướt.
Tìm vị trí thích hợp để đặt thùng ủ
Để đảm bảo không bị ẩm thấp hay khô hạn khi thực hiện ủ phân, bạn cần tìm một khu vực sạch sẽ, thoáng mát để đặt thùng ủ phân hữu cơ. Tuyệt đối không được đặt ở những nơi tiếp xúc nhiều với ánh nắng.
Mua thùng ủ phân hữu cơ ở đâu?
Nếu khi đọc những thông tin ở trên mà bạn vẫn chưa tìm được nơi bán thùng hoặc không có thời gian để tự làm thùng ủ phân hữu cơ tại nhà thì bạn có thể liên hệ với Công ty TNHH Công nghệ Và Thiết bị Môi trường R.I.K. Tại đây chúng tôi có cung cấp thùng ủ phân hữu cơ đạt chuẩn chất lượng với giá cả vô cùng phải chăng.
Bạn có thể tham khảo và mua thùng về tự làm tại đây: Thùng phuy nhựa 100l, 120l, 160l
Hoặc có thể mua thùng đã được hoàn thiện tại đây: Thùng ủ phân hữu cơ RIK 50l