Sản Phẩm

Tin Mới

Quy định về màu sắc thùng rác theo chuẩn y tế

Quy định về màu sắc thùng rác y tế trong việc phân loại và xử lý rác thải y tế là vô cùng quan trọng, không chỉ làm giảm gánh nặng cho hệ thống xử lý rác mà còn hạn chế nguy cơ lây nhiễm ra môi trường bên ngoài. Sau đây là những quy định cụ thể về màu sắc thùng rác theo chuẩn y tế.

Quy định về màu sắc thùng rác để làm gì?

Việc phân loại rác thải y tế bằng cách mã hóa bằng màu sắc ngay từ khâu đầu vào mang đến rất nhiều lợi ích thiết thực:

  • Làm giảm gánh nặng khi xử lý rác thải, thậm chí còn góp phần giúp hệ thống xử lý rác thải y tế đạt hiệu quả cao nhất
  • Đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế trong quá trình thu gom và xử lý rác.
  • Giảm tải tối đa chi phí trong quá trình vận chuyển và xử lý rác thải.
  • Giảm thiểu các nguy cơ lây nhiễm bệnh ra môi trường bên ngoài.

Phân loại chất thải

1. Chất thải thông thường

Chất thải thông thường là những loại rác thải sinh hoạt phát sinh trong đời sống hằng ngày bao gồm các hộp các tông, chai nhựa, lọ thủy tinh, giấy, thức ăn,…

2. Chất thải y tế

  • Chất thải gây lây nhiễm: Nhóm chất thải gây lây nhiễm gồm băng gạc bẩn, quần áo, găng tay, gạc, bông, đồ băng bó, tất cả các vật tư, thiết bị tiếp xúc với máu và chất thải của người bệnh.
  • Các vật sắc nhọn: Nhóm các vật sắc nhọn bao gồm xy ranh, kim tiêm, thủy tinh vỡ, ống hút, lưỡi dao, dao mổ, kéo mổ, và tất cả các vật dụng khác có đầu nhọn, cạnh sắc hay vật dụng dễ vỡ trong khi vận chuyển và tạo thành đầu nhọn, cạnh sắc hoặc những vật dụng đã qua sử dụng nhưng chúng có thể cắt hoặc đâm thủng.
  • Chất thải y tế từ phòng thí nghiệm: Nhóm chất thải này bao gồm găng tay, các vật cấy, cất giữ các chất gây bệnh, ống nghiệm, túi máu và các chất thải khác từ phòng thí nghiệm dùng để nghiên cứu bệnh tật, huyết học, truyền máu, vi sinh học, nghiên cứu mô học.
  • Chất thải dược phẩm: Nhóm chất thải này bao gồm thuốc quá hạn sử dụng trả lại, thuốc phòng bệnh, thuốc hư hỏng hay bị đổ, phải bỏ đi vì không cần giữ các chất trị xạ.
  • Chất thải bệnh phẩm: Nhóm chất thải này bao gồm mô người có thể bị nhiễm bệnh hoặc không, nội tạng, các bộ phận cơ thể người, nhau thai, thi thể người, xác động vật và mô động vật phòng thí nghiệm…

3. Chất thải hóa học

Chất thải hóa học có thể đến từ nhiều nguồn, nhưng chủ yếu là từ hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán bao gồm: Chất thải không độc hại; các chất độc hại như formaldehyde; chất đường, amino axit; các loại muối vô cơ, hữu cơ; các hóa chất trong định hình, trichlore ethylene, dung môi; hóa chất vô cơ, hữu cơ.

4. Chất thải phóng xạ

Chất thải phóng xạ thường phát sinh từ hoạt động chẩn đoán, hoá trị liệu hay nghiên cứu hoặc cũng có thể là các chất thải từ mẫu bệnh phẩm có chứa phóng xạ, cụ thể:

  • Rác thải phóng xạ rắn: Ống tiêm, bơm tiêm, giấy thấm…
  • Rác thải phóng xạ lỏng: Dung dịch chứa yếu tố phóng xạ để điều trị, chất bài tiết.
  • Rác thải phóng xạ khí: Khí dùng trong lâm sàng hay khí từ kho chứa chất phóng xạ.

5. Các vật chứa có áp suất

Các bình chứa khí có áp suất chẳng hạn như bình CO2, O2, Gas, bình khí dung, xy lanh khí nén, bình khí dùng 1 lần, can nước… Các loại bình này dễ gây cháy nổ nên khi xử lý cần được phân loại riêng.

Sơ đồ quản lý chất thải y tế

Quy định màu sắc thùng rác – Ý nghĩa của từng màu sắc

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao thùng rác nhựa lại có nhiều màu sắc như vậy chưa? Màu sắc của thùng rác không chỉ để làm nổi bật cho sản phẩm mà mỗi màu của thùng rác lại có những ý nghĩa khác nhau dùng để phân biệt giúp cho mọi người nhận biết và dễ phân loại rác thải hơn

Để nâng cao ý thức phân loại rác dễ dàng tại nguồn cũng như tạo sự thuận tiện trong việc phân loại rác, nhà nước ta đã có những biện pháp tuyên truyền, đặt các thùng rác nhựa công cộng để nâng cao số lượng rác thải được phân loại tại hộ gia đình, công viên, khu vực công cộng, khu công nghiệp, nhà máy hay trạm y tế, bệnh viện,….

Một ví dụ đơn giản như rác thải y tế, chỉ riêng nhóm rác này cũng có rất nhiều các loại rác thải nhỏ khác nhau bắt buộc phải phân loại nhằm đảm bảo an toàn cho con người cũng như môi trường xung quanh.

Quy định về phân loại các loại rác thải vô cùng nghiêm ngặt

Quy định phân loại rác thải y tế và các ký hiệu đặc thù cho từng loại rác thải

Dựa vào đó, bộ y tế đã phân ra 4 loại màu sắc của thùng rác bao gồm xanh, vàng, trắng, đen và đưa ra những quy định về màu sắc của từng loại

Các màu sắc chính của thùng rác nhựa 

  • Thùng rác màu xanh: Đây là loại thùng rác ta có thể bắt gặp nhiều nhất, được sử dụng để chưa rác thải sinh hoạt của các hộ dân, của người đi đường… Dung tích thường gặp của mẫu thùng rác công cộng này là 120 – 240 – 660 lit.
  • Thùng màu vàng: Ta có thể nhìn thấy những chiếc thùng rác như thế này ở bệnh viện, các cơ sở ý tế lớn… Thùng rác màu vàng có một chút khác biệt so với các loại thùng rác khác ở chỗ nó phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế trước khi được mang vào sử dụng. Loại thùng rác này dùng để chưa các chất thải y tế, chất thải sinh học có thể gây nguy hại, có thể mang mầm bệnh và gây truyền nhiễm. Vì thế hãy hết sức lưu ý khi tiếp xúc với những loại thùng rác có màu này.
  • Thùng rác màu trắng: Dùng để chứa các loại rác có thể tái chế. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc phân loại này dường như chưa được quan tâm đúng mực, cả từ cơ quan chức năng liên quan đến ý thức của người dân, vì thế mà ta ít khi bắt gặp mẫu thùng rác màu này.
  • Thùng rác màu đen: Cũng là loại thùng rác ta ít gặp, chúng thường được đặt ở những viện nghiên cứu sinh hoá, trung tâm nghiên cứu phóng xạ, dùng để chứa các chất thải nguy hại đặc biệt, người thường không nên tiếp xúc.

Đối với thùng rác công cộng, hiện vẫn chưa có quy định về màu sắc hay logo cảnh báo. Trên các thùng rác phân loại sẽ phân có ghi mô tả để người dân dễ dàng phân loại rác hơn. Thông thường:

  • Thùng rác đỏ chứa rác hữu cơ: dùng đựng và chứa rác thải sinh hoạt là các chất thải hữu cơ dễ phân hủy, có thể tái chế thành phân compost dùng để bón cho cây trồng và cải tạo độ phì nhiêu của đất

Thu gom và phân loại các loại rác thải hữu cơ

Các loại rác thải hữu cơ thường là thực phẩm thừa cũng như các loại rau củ

  • Thùng rác màu cam chứa rác vô cơ: chứa rác thải không thể tái chế được như: xương động vật, vỏ hến sò, than đá, sành sứ, quần áo cũ,….thường được chôn lấp tại các bãi rác tập trung
  • Thùng màu xanh lá cây hoặc xanh dương: dùng để chứa rác vô cơ có thể tái chế như giấy, vỏ lon và chai lọ,…

Thu gom và giữ lại các loại rác thải như vỏ lon, chai, bao bì giấy,…để tái chế nhằm bảo vệ môi trường

Nhiều nước trên thế giới việc phân loại rác trở thành một điều bắt buộc và có rất nhiều quy định xung quanh vấn đề phân loại rác và bỏ rác ở đâu. Đối với Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đức,… phân loại rác luôn là quốc sách và trẻ em được giáo dục rất sớm về tầm quan trọng của việc này. Trong thời gian tới, Việt Nam cũng sẽ có những quy định thống nhất cả về màu sắc thùng rác, quy định về phân loại rác để giúp người dân dễ dàng hơn trong việc phân loại rác.

 

Viết một bình luận